Thị trường tài chính luôn luôn chuyển động, nó có thể đi lên, đi xuống hoặc đi ngang. Cách hiệu quả nhất để có thể hiểu được các chuyển động giá này là phân tích hành động giá Price action. Những vị trí mà giá của thị trường bật lên hoặc bật xuống thì được gọi là các mức Hỗ Trợ (support) và Kháng Cự (Resistance). Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của các mức Hỗ trợ và Kháng cự, cách xác định Hỗ trợ kháng cự cũng như chiến lược giao dịch nhà đầu tư có thể sử dụng khi kết hợp 2 công cụ kỹ thuật này vào giao dịch Price action.
Hãy là người đầu tiên biết đến sàn ngoại hối tại Việt Nam
Chiến lược giao dịch tín hiệu Price action từ các mức hỗ trợ và kháng cự
Tại phạm vi giá giữa mức hỗ trợ và kháng cự, trader sẽ canh mua ở hỗ trợ và canh bán ở kháng cự. Cụ thể, nguyên tắc giao dịch như sau:
1.1. Đối với lệnh mua
Xác định vùng giá dựa vào mức hỗ trợ và kháng cự
(a) Khi giá giảm và chạm vào đường hỗ trợ => đợi thanh nến đó đóng của và đặt lệnh chờ mua với giá cao hơn (buy stop order) từ 2-5 pips so với mức giá cao nhất của cây nến đó. (B) Hoặc đặt lệnh chờ mua với giá thấp hơn (buy limit order) để khi giá giảm đến mức đó, lệnh giao dịch sẽ tự động được kích hoạt. (C) Ngoài ra, bạn cũng có thể giao dịch bằng cách đặt lệnh theo giá thị trường ngay khi giá chạm vào đường hỗ trợ.
Đặt SL dưới đường hỗ trợ từ 10-30 pips (tùy vào khung thời gian bạn sử dụng mà mức dừng lỗ có thể cao hơn). Ngoài ra, bạn có thể dời SL hoặc sử dụng trailing stop khi lệnh giao dịch đã có lãi.
Đặt TP tại đường kháng cự trên hoặc dưới kháng cự 1 vài pips để tăng khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận
Xem thêm : Hướng dẫn đăng ký sàn XTB
Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ & kháng cự
1.2. Đối với lệnh bán
Xác định vùng giá dựa vào mức hỗ trợ và kháng cự
(a) Khi giá tăng và chạm vào đường kháng cự => đợi thanh nến đó đóng của và đặt lệnh chờ bán với giá thấp hơn (sell stop order) từ 2-5 pips dưới mức giá thấp nhất của cây nến đó. (B) Hoặc đặt lệnh chờ bán với giá cao hơn (sell limit order) để khi giá chạm đến mức đó, lệnh giao dịch sẽ tự động được kích hoạt. (C) Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt lệnh theo giá thị trường ngay khi giá chạm vào đường kháng cự
Đặt SL trên mức kháng cự từ 5-30 pips (tùy vào khung thời gian bạn sử dụng mà mức dừng lỗ có thể cao hơn). Ngoài ra, bạn có thể dời SL hoặc sử dụng trailing stop khi lệnh giao dịch đã có lãi.
Đặt TP tại đường hỗ trợ bên dưới hoặc trên kháng cự 1 vài pips để tăng khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận
Xem thêm: Fomc statement là gì
Tại sao nên giao dịch dựa vào các mức hỗ trợ/kháng cự?
Hỗ trợ và kháng cự là các mức giá mà có khả năng tạm ngưng hay đảo chiều hành động giá liên tục trước đó của xu hướng khi giá tiếp cận. Khi xu hướng là giảm, các vùng hỗ trợ được tạo ra mà tại đó phe bán tạm thời (hoặc mãi mãi) bị đuối sức và không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa. Ngược lại, trong xu hướng tăng, các mức giá mà phe mua không thể đẩy cao hơn được là các kháng cự.
Như vậy, hỗ trợ kháng cự là các vùng giá mà phe mua hoặc phe bán hung hăng hơn, sẵn sàng mua nhiều hơn hoặc bán nhiều hơn, do đó có khả năng chặn đứng đà tăng hoặc giảm trước đó của giá. Khi vào lệnh tại các vùng giá này, xác suất thắng lệnh của các bạn sẽ tăng lên rất nhiều so với tại 1 vùng ngẫu nhiên trên biểu đồ.
Nếu biết kết hợp với các mẫu hình Price Action tại các vùng giá này, thì các bạn sẽ có 1 phương pháp giao dịch xác suất thắng rất cao, và các setup luôn có tỷ lệ risk:reward hấp dẫn do stop loss thường được đặt rất chặt. Ví dụ, 1 nến pin bar xuất hiện tại 1 hỗ trợ mạnh trong xu hướng tăng là 1 setup buy rất đẹp, cho khả năng lướt được đoạn sóng dài sau nó, thường giá sẽ bật lên ngay lập tức sau khi pin bar hình thành.
Xem thêm: cách vẽ đường xu hướng trong forex