Để thành công trên thị trường tài chính, các trader và nhà đầu tư cần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức thêm phong phú và kinh nghiệm thực tế. Và một trong những điều quan trọng là biết cách xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch hiệu quả, sử dụng đúng cách và đúng lúc các chỉ báo kỹ thuật trong quá trình giao dịch. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu toàn tập về Ichimoku và cách thức ứng dụng nó sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo là gì?
Ichimoku Kinko Hyo, hay gọi tắt là Ichimoku, là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đánh giá động lượng cùng với các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai. Chỉ báo kỹ thuật Ichimoku bao gồm năm dòng được gọi là Tenkan-sen, Kijun-sen, Senkou Span A, Senkou Span B, Chickou Span.
Chỉ số Ichimoku Kinko Hyo ban đầu được phát triển bởi một người đến từ Nhật Bản để kết hợp các chỉ số kỹ thuật khác nhau thành một chỉ báo duy nhất có thể dễ dàng thực hiện và diễn giải. Trong tiếng Nhật, “ichimoku” dịch thành “một cái nhìn”, nghĩa là các nhà giao dịch chỉ phải nhìn vào biểu đồ để xác định động lượng, hỗ trợ và kháng cự .
Ichimoku có thể trông rất phức tạp đối với những người giao dịch mới làm quen với nó, nhưng sau khi hiểu được ý nghĩa của từng chỉ số trong đó và tại sao chúng được sử dụng bạn sẽ thấy rất đơn giản.
Chỉ báo Ichimoku được sử dụng tốt nhất cùng với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác mặc dù mục tiêu của nó là chỉ báo “all in one”.
Xem thêm: review sàn XTB
Thành phần của chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo
Có năm thành phần chính cho chỉ báo Ichimoku:
Kijun-sen (đường màu xanh dương)
Kijun-sen được tính bằng cách tính tổng mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong 26 chu kỳ vừa qua và chia kết quả cho hai. Đường kết quả thể hiện mức hỗ trợ và mức kháng cự chính, xác nhận thay đổi xu hướng và có thể được sử dụng làm điểm dừng lỗ (còn được gọi là đường chuẩn (đường cơ sở)).
Tenkan-sen (đường màu đỏ)
Tenkan-sen được tính bằng cách tính tổng đỉnh cao nhất và đáy nhất cao nhất trong 9 chu kỳ vừa qua và sau đó chia kết quả cho hai. Đường kết quả đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự chính, cũng như đường tín hiệu cho sự đảo chiều (còn gọi là đường rẽ – turning line).
Khoảng Chickou (đường màu xanh lá cây)
Chickou Span là giá đóng cửa của chu kỳ hiện tại được vẽ trong 26 ngày trở lại trên biểu đồ. Dòng này được sử dụng để hiển thị các khu vực có thể hỗ trợ và kháng cự.
Senkou Span A (2 đường màu cam)
Senkou Span A được tính bằng cách thêm tenkan-sen và kijun-sen, chia kết quả cho hai, và sau đó vẽ kết quả 26 chu kỳ phía trước. Dòng kết quả tạo thành một cạnh của kumo – hoặc đám mây – được sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.
Senkou Span B được tính bằng cách thêm mức đỉnh cao nhất và mức đáy thấp nhất trong 52 chu kỳ vừa qua, chia cho hai, và sau đó vẽ kết quả 26 chu kỳ trước. Dòng kết quả tạo thành cạnh khác của kumo được sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.
Xem thêm: hướng dẫn nạp tiền sàn XTB
Tóm lại, có năm phép tính được sử dụng để tạo thành Ichimoku như sau:
Kijun-sen = ( đỉnh cao nhất 26 ngày + đáy thấp nhất 26 ngày) / 2
Tenkan-sen = (đỉnh cao nhất 9 ngày + thấp 9 ngày) / 2
Senkou Span A = (Tenkan-sen + Kijun-sen) / 2
Senkou Span B = (đỉnh cao nhất 52 ngày + đáy thấp nhất 52 ngày) / 2
Chikou Span = Giá đóng cửa 26 ngày trong quá khứ
Nguyên tắc giao dịch sử dụng Ichimoku Kinko Hyo
Chiến lược đám mấy Kumo hay Breakout Kumo là một chiến lược có thể được sử dụng ở đa khung thời gian. Mặc dù vậy, tôi vẫn khuyến nghị các bạn sử dụng cho thời gian càng cao càng tốt. Chiến lược Breakout bằng đám mây Kumo là một phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất trong bộ hệ thống Ichimoku bởi vì đơn giản chúng ta chỉ cần nhìn đám mây và vị trí của nó với giá là sẽ tìm được tín hiệu vào lệnh. Cụ thể, các trader sẽ quan sát giá nằm trên hay nằm dưới Kumo. Tín hiệu MUA sẽ xuất hiện khi giá đóng cửa trên Kumo hiện tại, ngược lại, tín hiệu BÁN sẽ xuất hiện khi giá đóng cửa dưới Kumo hiện tại.
Sơ lược chiến lược là như vậy, nhưng trước tiên thảo luận cụ thể hơn về cách vào lệnh, cách thoát lệnh, cách đặt stoploss, take profit và một số ví dụ cụ thể, mời các bạn xem hình minh họa để dễ hình dung ra chiến lược mà tôi đang nói ở đây.
1. Cách đặt lệnh
Như các bạn đã thấy trong hình, cách vào lệnh với chiến lược breakout rất đơn giản, khi giá breakout và đóng cửa trên đám mây Kumo thì vào lệnh BUY; khi giá breakout và đóng cửa dưới đám mây Kumo thì vào lệnh SELL.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nhiều khi sẽ bị đám mây chặn lại, đặc biệt là các đám mây đi ngang, tạo breakout giả và lệnh của bạn sẽ bị hit stoploss. Do đó, để tránh trường hợp này, bạn cần phải tìm kiếm thêm một công cụ khác để hỗ trợ cho lệnh của bạn, công cụ đó có thể là đường Chikou Span hoặc là kết hợp thêm breakout kháng cự/ hỗ trợ gần với đám mây hiện tại hoặc tìm kiếm lực của giá khi breakout khỏi mây Kumo.
2. Thoát lệnh
Thoát lệnh với chiến lược breakout Kumo có thể nói là dễ nhất trong quá trình trade. Trader chỉ cần chờ đợi hoặc là hit stoploss hoặc là chạm take profit là ok.
3. Cách đặt Stoploss
Nếu trade theo kiểu breakout Kumo thì stoploss chắc chắn phải đặt bên kia đám mây rồi. Cụ thể:
Nếu giá breakout xuống Kumo, thì đặt stoploss phía trên đám mây khoảng 10 – 20 pips.
Nếu giá breakout lên Kumo, thì đặt stoploss phía dưới đám mây khoảng 10 – 20 pips.
Nếu giá chạm vào khoảng stoploss này, khả năng cao là giá đã đảo chiều.
Xem thêm: cách nạp tiền sàn XTB
4. Cách đặt Take profit
Theo chiến lược này thì chúng ta sẽ tận dụng sức mạnh của trend để tối đa hóa lợi nhuận, do đó, chúng ta sẽ không chốt lời cho đến khi có tín hiệu từ price action hoặc mô hình giá báo hiệu xu hướng sắp kết thúc và đảo chiều.
Phần chiến lược đã xong, bây giờ tôi sẽ post hình minh họa để cho các bạn hiểu hơn về chiến lược breakout Kumo này.
Phân tích ví dụ:
Với cặp AUDUSD chúng ta thấy giá đã giảm xuống và breakout đám mây tại điểm A cho tín hiệu SELL. Tuy nhiên, để phòng trường hợp breakout giả, chúng ta nên xem xét liệu giá có đang breakout luôn kháng cự / hỗ trợ tại đó luôn không, nếu có thì đây là một điểm cộng để vào lệnh.
Chúng ta sẽ vào lệnh SELL tại điểm B khi mà cây nến tiếp theo đóng cửa. Đặt stoploss tại điểm C cách đám mây lên phía trên 20 pips.
Lệnh sẽ được thoát ở điểm nào? Để ý, khi trend kết thúc, giá sẽ breakout đi lên đám mây Kumo. Do đó, chúng ta sẽ chờ giá đảo chiều vào đóng cửa bên trên Kumo. Điểm D chính là là điểm thoát lệnh hợp với tiêu chí này.
Tóm lại, trong trường hợp này, trader sẽ chờ điểm A (breakout đám mây), vào lệnh tại B, đặt stoploss tại C và chốt lời tại D.
Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo là một trong những công cụ yêu thích bởi giới trader và nhà đầu tư bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Nếu bạn là một trader mới theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật, dù là ở thị trường nào, việc nắm rõ cách sử dụng chỉ báo Ichimoku sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược giao dịch một cách đa dạng, chính xác và hiệu quả hơn.