Pháp lý về Bitcoin của Việt Nam tại thời điểm hiện tại
Qua nhiều năm thăng trầm thì hiện tại chính phủ đang học hỏi các quốc gia để hoàn thiện khung pháp lý về Bitcoin và các loại tài sản số khác, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, giao dịch tiền điện tử đang mang tính toàn cầu vì vậy nếu cấm Bitcoin không chỉ là đi ngược với xu thế của thời đại mà còn tạo cơ hội cho hoạt động lừa đảo, hãy theo dõi
Luật sư Nguyễn Thanh Tùng nêu ý kiến cần phải xác định Bitcoin và các loại tiền điện tử như một loại tài sản đặt biệt được lưu thông theo quy định của pháp luật để giúp cho nhà đầu tư có định hướng trong các hoạt động giao dịch.
Do Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là thị trường biến động mạnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên Chính phủ đang tuyên truyền, đưa ra khuyến nghị các nhà đầu tư cận trọng khi tham gia đầu tư vào tiền ảo, tài sản ảo.
Đầu năm 2021 bộ tài chính đã thành lập 1 tổ nghiên cứu về tiền ảo, tài sản ảo nhằm mục đích đề xuất với chính phủ cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan tới tài sản ảo, tiền ảo.
Một số đề suất về pháp luật liên quan tới Bitcoin
Do đây là một lĩnh vực mới không những trong nước mà ở cả quốc tế, trên thế giới có một số quốc gia cấm, và một số quốc gia hợp pháp Bitcoin vì thế để xây dựng đầy đủ khung pháp lý về Bitcoin, các loại tài sản số cần nhiều thời gian, có sự điều chỉnh để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hiện đại, dưới đây là một số đề xuất có thể được áp dụng.
Cần có một định nghĩa rõ ràng chi tiết về tiền điện tử, tài sản ảo
Hiện tại các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Ethereum, Litecoin được gọi chung là tiền ảo, vì thế việc đầu tiên khi xây dựng khung pháp luật về tiền ảo là cần đưa ra một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo để xác định phạm vi đối tượng tiền ảo được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam.
Cần ghi nhận Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự là một loại tài sản mới
Trong thời gian tới, Việt Nam cần ghi nhận các loại tiền điện tử là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự – tài sản kỹ thuật số. Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm “các loại tài sản khác do pháp luật quy định”.
Chưa nên công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán
Không những Việt Nam mà phần lớn các quốc gia trên thế giới không chấp nhận tiền điện tử là phương tiện thanh toán do sẽ có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Sự phát triển lớn mạnh về số lượng cũng như giá trị của tiền mã hóa đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương như vấn đề kiểm soát các mục tiêu, biến số kinh tế vĩ mô, lạm phát, nguồn cung tiền, lãi suất, tỷ giá.
Cần coi tiền điện tử là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện
Tiền điện tử có một đặc điểm là tính ẩn danh rất cao, việc kiểm soát danh tính của chủ sở hữu các ví tiền điện tử rất khó. Điều này dẫn đến thực trạng, hoạt động liên quan đến tiền điện tử trong cả các giao dịch thông thường hay các hoạt động phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố cũng như các hoạt động phi pháp khác rất khó kiểm soát. Vì vậy, cơ chế pháp lý đối với tiền ảo cũng không thể tương đồng như với các loại tài sản thông thường, mà cần phải coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện. Cụ thể, đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, giao dịch tiền ảo cần đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng.
Cần thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền điện tử
Hiện tại do chưa đầy đủ về điều luật về Bitcoin là tài sản hợp pháp nên Việt Nam không tiến hành thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh và giao dịch tiền điện tử, tuy nhiên rất nhiều nước trên thế giới đã công nhận Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác là một loại tài sản chính thức và đã tiến hành đánh thuế với những hoạt động liên quan tới tiền điện tử.
Cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền điện tử ra công chúng (ICO)
Khi mà luật pháp được công nhận Bitcoin và các loại tiền điện tử là tài sản thì chúng cũng hoàn toàn có thể được xác định là chứng khoán theo Luật Chứng khoán và các hoạt động ICO, phát hành sẽ được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán.
Khi pháp luật điều chỉnh các hoạt động ICO đối với tiền điện tử được rõ ràng, các hoạt động này trên thực tế sẽ được kiểm soát. Khi đó, các doanh nghiệp phát hành tiền điện tử ra công chúng sẽ phải đảm bảo đủ điều kiện và được cấp phép.
Cho phép thành lập và kiểm soát các sàn giao dịch tiền điện tử
Hiện nay nước ta chưa có một sàn tiền điện tử chính thức hợp pháp nào được công nhận, những sàn tiền điện tử trao đổi Bitcoin và tiền VNĐ đang hoạt động như sàn bitcoin remitano, vndc, aliniex, hiện tại là trung gian kết nối người mua và người bán. Cần thành lập những sàn giao dịch để nhà nước có thể quản lý thông tin về cá nhân tổ chức tham gia giao dịch tiền điện tử.