Sơn chống ăn mòn không chỉ được dùng cho các công trình thông dụng thường gặp, mà nó còn có thể áp dụng cho công trình hàng hải nhằm chống lại sự ăn mòn của nước biển. Vậy loại sơn này là gì và có tác dụng bảo vệ ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay dưới đây.
Sơn chống ăn mòn nước biển: Khái niệm và tác dụng bảo vệ công trình biển
Sơn chống ăn mòn nói chung và chống ăn mòn nước biển được làm từ 2 thành phần: Chất đóng rắn, sơn thông thường và một lượng chất phụ gia nhỏ để ngăn chặn tác hại của sự ăn mòn tự nhiên. Vậy tại sao chúng ta lại phải thực hiện các biện pháp chống ăn mòn cho công trình và phương tiện đường biển?

Vì nước biển chứa nhiều muối và acid, cả hai đều là những chất có tính ăn mòn rất mạnh, lâu dần có thể làm hỏng vỏ tàu cũng như các công trình ngoài khơi khác như dàn khoang biển. Mà các phương tiện và kết cấu này phải ở trên biển quanh năm, nên việc khắc phục ăn mòn là rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy, chúng ta cần một biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu: sơn mạ kẽm, băng quấn chống ăn mòn, bọc cọc cầu cảng. Sơn chống ăn mòn chính là một trong các phương thức được vận dụng nhiều nhất hiện nay.
Loại sơn này có một số công dụng nổi trội như sau:
Chống chịu các va đập mạnh và lực ma sát lớn;
Xây dựng hàng rào bảo vệ bề mặt tàu thuyền khỏi sự bào mòn của nước biển;
Hạn chế tối đa hoen rỉ và oxy hóa tự nhiên của kim loại;
Không độc hại với người và không gây ô nhiễm môi trường;
Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình như mọi loại sơn khác;
Ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, rong rêu hình thành do môi trường ẩm thấp.
Để thi công sơn chống ăn mòn hàng hải, chúng ta tiến hành theo 3 bước:
Vệ sinh sạch sẽ, nhẵn bóng bề mặt cần phủ sơn để đảm bảo độ bám dính;
Trộn sơn theo đúng tỷ lệ quy định của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả chống ăn mòn;
Thực hiện sơn bằng chổi quét (chi tiết nhỏ), máy/súng phun sơn (chi tiết lớn).
Tóm lại, sơn chống ăn mòn nước biển là loại sơn 2 thành phần, có tác dụng bảo vệ công trình biển khỏi tác hại của nước biển. Nó được áp dụng trong lĩnh vực vận tải biển, công trình ngoài khơi và ngành công nghiệp đóng tàu.