Thời gian qua, tiền điện tử ngày càng trở nên “hot” với sự quan tâm của nhiều người. Và trong đó, một số dự án (có thể kể đến Uniswap, 1inch hay Gitcoin) có một sự kiện mang tên retroactive nhằm cung token cho những người dùng sớm.
Tìm hiểu về Retroactive
Trước tiên chúng ta cùng xem Retroactive là gì nhé?
Retroactive là một sự kiện được các dự án tiền điện tử tổ chức nhằm cung coin hay token của mình cho cộng đồng người dùng sớm trong những ngày đầu tiên ra mắt thông qua giao dịch hoặc cung cấp thanh khoản. Đây như một dạng phần thưởng và được phân phối dưới dạng token của chính dự án đó.
Retroactive là gì?
Retroactive là một từ ngữ được nhiều người biết đến kể từ sự kiện airdrop UNI của nền tảng Uniswap hồi ngày 17/9/2020. Dự án này cho biết sẽ phân phối miễn phí UNI (token của nền tảng) đến các người dùng đã ủng hộ, sử dụng sàn trong thời gian đầu (từ 1/9 trở về trước) thông qua giao dịch hoặc cung cấp thanh khoản. Theo đó, bất kỳ người nào đủ điều kiện đều có thể được tặng 400 UNI, tính tại thời điểm đó là mang giá trị xấp xỉ 2.000 đô. Rất nhanh chóng, chỉ sau đó vài tiếng đồng hồ, một số lượng các sàn hàng đầu lĩnh vực như Binance, OKX, Coinbase… bắt đầu cho phép niêm yết và giao dịch token UNI, làm tăng đáng kể giá của đồng tiền này.
Ý nghĩa của hình thức Retroactive
Xây dựng và tăng mức độ nhận thức: Thực tế là Retroactive có thể tăng truyền thông, tăng nhận nhận thức của người dùng đối với một dự án khởi nghiệp về tiền điện tử, như cách UNI đã làm vào 2 năm trước. Chính mức tiền lợi nhuận lớn có thể thu được từ các sự kiện retroactive như vậy càng làm tăng thêm lượng người quan tâm và người dùng thật sự. Người dùng sẵn sàng trải nghiệm và quảng bá dự án ngay từ những ngày đầu tiên để có thể nhận được phần thưởng một cách rất tự nhiên.
Sử dụng để giữ khách hàng trung thành: Có không ít người dùng chọn bỏ tiền để đầu tư cho một dự án vào những ngày đầu chỉ quan tâm nhiều đến phần lợi nhuận thu về trước mắt, chứ không để ý đến việc góp phần thúc đẩy dự án phát triển về lâu dài. Chính vì vậy, retroactive có thể giúp người dùng trở nên trung thành hơn trong thời gian dài.
Phủ coin ra một cộng đồng rộng hơn: Bằng retroactive, những dự án tiền điện tử có thể phủ một cách rộng rãi hơn đến các nhà đầu tư khác nhau chứ không chỉ tập trung ở số lượng nhỏ người dùng nhất định.
Chú ý những dự án retroactive tiềm năng
Nếu muốn có được những phần thưởng từ nỗ lực trải nghiệm sớm này, các bạn có thể xem thử dự án nào chưa phát hành token/coin và đối chiếu với các dự án đối thủ để xem cơ hội retroactive của họ. Ngoài ra hãy nhớ theo dõi dự án mình quan tâm trong các nhóm cộng đồng của thường xuyên cập nhật tin tức trên nền tảng Telegram, Twitter, Reddit…
Dự án tổ chức testnet
Testnet là phương pháp hỗ trợ người chủ, người phát triển dự án test thử sản phẩm của mình khi ra mắt thị trường, bằng cách nhận những review, feedback cả tốt lẫn xấu, cần cải thiện từ cộng đồng người dùng. Từ đó có cơ sở cải thiện và ra mắt chính thức sản phẩm.
Tìm kiếm các dự án tiềm năng
Và thường sau sự kiện testnet này hoàn tất, các dự án có thể có sự kiện retroactive để cảm ơn người dùng và thúc đẩy họ sử dụng, chia sẻ nền tảng nhiều hơn. Chính vì vậy, nếu bạn muốn tìm một dự án tiềm năng, bạn có thể kiếm các dự án đang có testnet bằng cách tìm kiếm từ khóa “testnet” hay hashtag “#testnet” trên các công cụ duyệt web hoặc trên mạng xã hội lớn hay cập nhật tình hình tiền điện tử.
Dự án được đổ tiền
Nếu một dự án tiền điện tử đang được đổ tiền vào thì có khả năng nó sẽ phát triển mạnh mẽ, từ sản phẩm cho đến truyền thông. Chính vì vậy đây có thể là những dự án rất tiềm năng nếu bạn đang tìm kiếm phần thưởng từ retroactive.
Một số công cụ để bạn phân tích dữ liệu dòng tiền có thể kể đến Santiment, Messari hay DefiLlama.
Kết
Nói chung Retroactive là một hình thức không chỉ có lợi với nhà đầu tư mà còn có lợi đối với dự án. Các bạn có thể tìm kiếm nhiều dự án tiềm năng bằng một số chia sẻ trên, nếu bạn quan tâm đến tài chính và coin, bạn có thể truy cập https://toptradingforex.com/ để cập nhật thêm thông tin.