Chùa Bà Đanh Hà Nam có vắng khách không?
Chùa Bà Đanh Hà Nam hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ” với hơn 300 năm vang danh lịch sử, nổi tiếng với câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”. Trải qua quá trình tu dưỡng, chùa Bà Đanh ngày càng đẹp và thu hút đông đảo du khách gần xa tới lễ chùa và tham quan.
Chùa Bà Đanh Hà Nam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mang vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh, có cảnh quan sơn thủy hữu tình. Vậy chùa Bà Đanh ở đâu? Chứa đựng những điều bí ẩn gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này bạn nhé!
1. Chùa Bà Đanh nằm ở đâu?
Nếu như các ngôi chùa khác nổi tiếng với sự đông đúc, kiến trúc đặc biệt thì chùa Bà Đanh Hà Nam được nhiều người biết tới bởi câu nói thương hiệu “Vắng như chùa Bà Đanh”. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự, thuộc thôn Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.
Để tìm đến chùa Bà Đanh Kim Bảng Hà Nam không hề khó, bạn cứ đi theo quốc lộ 1 từ Hà Nội tới thẳng thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú, chạy thêm khoảng 10km theo quốc lộ 21 đến cầu treo Cấm Sơn là tới. Tùy vào sở thích cũng như khả năng mà bạn có thể lựa chọn phương tiện xe máy, ô tô hay xe khách để tới đây. Khoảng cách từ Hà Nội tới Hà Nam chỉ khoảng 60km nên việc đi lại vô cùng dễ dàng.
Chùa mở cửa từ 6:00 - 18:00 hằng ngày với giá vé là 30.000Đ/người.
2. Truyền thuyết linh thiêng ở chùa Bà Đanh Kim Bảng Hà Nam
Chùa Bà Đanh ở Hà Nam chứa đựng truyền thuyết linh thiêng, huyền bí mà khiến rất nhiều du khách tò mò. Tới chùa Bà Đanh, bạn có thể sẽ được nhiều người dân hoặc sư trong chùa kể lại cho.
2.1. Chùa Bà Đanh thờ ai?
Chùa Bà Đanh Hà Nam được xây dựng từ thế kỷ VII với diện tích rất nhỏ, đến thời vua Lê Thánh Tông thì chùa được cải biến rộng rãi và to như bây giờ. Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ - một tín ngưỡng dân gian phổ biến ở các ngôi chùa miền Bắc Việt Nam bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Về tên gọi Bà Đanh xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
2.2. Sự tích “Vì sao chùa Bà Đanh vắng bóng người”?
Sự tích chùa Bà Đanh vắng có khá nhiều dị bản. Nhiều dị bản dần mai một, tính tới này chỉ còn dùng để tham khảo. Sự thật thì rất khó để chứng thực các câu chuyện truyền miệng này đúng hay sai.
Người dân địa phương thường truyền nhau về sự thiêng liêng của chùa Bà Đanh. Hễ có người ghé qua tỏ ý cười cợt, bất kính đều bị trừng trị. Vì lẽ đó, khách hàng hương ngày càng ít ghé đến sợ họa tới từ câu vạ miệng.
Lại có một giai thoại khác cho rằng quanh chùa Bà Đanh ngày trước là rừng rậm. Ẩn sâu bên trong có nhiều thú dữ sẵn sàng tấn công con người. Thêm vào đó, đường rừng vốn trắc trở, khó đi lại nên người ta ngày càng chuộng đi đường sống hơn. Cũng vì lẽ đó mà chùa ngày càng vắng vẻ.
Mặt khác, trụ trì nơi đây còn kể lại nhiều khách không tài nào chụp được tượng Pháp Vũ. Hễ cứ chụp hình nào thì không cháy lại nhòe.
Lại kể tới chùa Bà Đanh ở Hà Nội, điều trùng hợp đó là 2 ngôi chùa này đều gắn “vắng tanh như chùa Bà Đanh”. Một phần là do 2 ngôi chùa này xa khu dân cư. Theo Trưởng ban quản lý Di tích đền, chùa Thụy Khuê, quận Tây Hồ, chùa tại Hà Nội trước được xây dựng ở nơi ruộng đồng, không có nhà cửa nên ít người lui tới.
Thêm vào đó, sư trụ trì tại đây tuổi đã cao quản lý tài sản, hiện vật khá vất vả nên thường khóa cổng phòng trộm cắp.
2.3 Vì sao gọi là chùa Bà Đanh?
Chùa Bà Đanh thờ tự thần nữ cai quản việc gió mưa, đem tới mùa màng bội thu cho người dân. Theo dân gian tương truyền, bà được trời phật cử xuống trông coi mảnh đất Hà Nam. Do đó, chùa ban đầu gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, lâu gọi tắt thành chùa Bà Đanh.
Khác với các bức tượng Phật mang vẻ thoát tục, thần bí, tượng Đức Bà có khuôn mặt nhân từ, nữ tính, gần gũi. Tượng tạc theo thế tọa thiền trên ngai đèn bóng. Chính sự khác biệt này đã tạo nên sự phong phú cho kiến trúc – điêu khắc cho chùa.
Có chuyện kể rằng Bà Đanh tên nôm Bà Đậu vốn chỉ là người thường. Khi dân làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ, hô thần nhập tượng mới làm ăn yên ổn. Trạng Quỳnh biết điều này mới hại chùa trách cứ bà.
Không chỉ Hà Nam, giữa lòng Hà Nội cũng tồn tại một ngôi chùa Bà Đanh. Ngôi chùa này còn được gọi là chùa Châu Lâm, chùa Phúc Châu ngõ 199 làng Thụy Chương, nay là phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Khác với chùa tại Hà Nam, chùa Đanh Hà Nội được gọi theo tên người có công trông coi chùa.
3. Vì sao chùa Bà Đanh Hà Nam nổi tiếng?
Giờ đây, Hà Nam không chỉ nổi tiếng với ngôi làng sinh ra Chí Phèo, Bá Kiến, nhà văn Nam Cao mà còn được biết đến với nhiều ngôi chùa độc đáo. Một trong số đó không thể không nhắc tới chùa Bà Đanh.
3.1. Lịch sử chùa Bà Đanh Hà Nam - di tích oai hùng của dân tộc
Chùa Bà Đanh Hà Nam có lịch sử hàng trăm năm tuổi với không gian yên bình, tĩnh lặng cùng nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc. Bao quanh chùa là dòng sông Đáy thơ mộng. Phía Nam là bến lên cổng tam quan với tam cấp trải dài có hai hàng trụ chóp hình búp sen. Phía Bắc là núi Ngọc rất nhiều cây xanh, cành lá sum suê, trên đỉnh có một cây si cổ thụ hàng trăm tuổi thõng xuống vô số rễ bám vào vách đá rất kỳ vĩ. Chính vì vậy, người dân ngày càng thích đến chùa Bà Đanh để vãn cảnh.
Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, chùa Bà Đanh Hà Nam còn là “căn cứ địa” trong kháng chiến. Từ năm 1946 đến 1950, nơi đây là địa điểm tập luyện của du kích, là đầu não của cách mạng, nơi bộ đội đóng quân và là đầu mối giao thông quan trọng giúp cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
3.2. Kiến trúc chùa Bà Đanh Hà Nam
Chùa Bà Đanh mang kiến trúc dân gian đặc sắc, nổi bật ở khu vực cổng tam quan, nhà Trung đường và nhà Thượng điện.
Cổng tam quan: xung quanh cổng có vườn hoa với hoa nhài, mẫu đơn cùng cây cau khẳng khiu che bóng mát. Hai dãy hành lang ở sân gạch trước Bái đường được dựng bằng gỗ lim tốt, lợp ngói lam, với tường bao quanh độc đáo.
Nhà Trung đường: có 5 gian liền kề với Bái đường được bít 2 đầu và lợp ngói lam. Ở trước nhà Trung đường có màn che, chấn song được làm từ con tiện gỗ vô cùng chắc chắn. Ngoài ra, trụ và tường ở đây đều được tạo vuông góc, trông vừa đẹp lại vô cùng chắc chắn.
Nhà Thượng điện: tuy nhỏ nhưng được bao xung quanh bằng gỗ lim thiết kế 3 gian.
3.3. Lễ hội chùa Bà Đanh Hà Nam
Lễ hội chùa Bà Đanh Ngọc Sơn Kim Bảng Hà Nam được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân và cả du khách tứ phương. Lễ hội được tổ chức nhằm để người dân tôn vinh và cảm ơn Đức Bà đã phù hộ bình an và may mắn giúp mùa màng bội thu và cầu mong phù hộ cho vụ mùa tới ngày càng phát triển hơn.
Bên cạnh chùa Bà Đanh, du lịch Hà Nam còn rất nhiều điểm đến thú vị, những làng nghề truyền thống cùng nhiều món ăn đặc sản Hà Nam mà bạn không nên bỏ qua. Để khám phá hết những điểm tham quan ở đây, bạn đừng quên lựa chọn một khách sạn phù hợp nhé.
Chùa Bà Đanh Hà Nam thực sự là một điểm du lịch ấn tượng mà bạn nên cân nhắc đến vào dịp cuối tuần. Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và được tìm hiểu thêm những nét đẹp văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc ta. Mong rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch hoàn hảo và trọn vẹn nhất.
Chua Ba Danh kha dong vao cuoi tuan hay mung 1 ngay ram
Chùa Bà Đanh bây giờ đông khách đến lễ và tham quan nhé.