top of page
banner web cach hay nhat 980x100
Chùa Khai Nguyên - Chùa có tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á
12:47

Chùa Khai Nguyên - Chùa có tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây là nơi “kim cổ giao hòa”, thu hút rất đông du khách tới lễ bái, thăm quan hàng năm. Nơi đây còn có bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa nổi tiếng ở xứ Đoài và là điểm nhấn của du lịch Sơn Tây khi liên kết với các điểm đến lân cận. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km nên việc di chuyển đến chùa Khai Nguyên không quá khó khăn. Hãy cùng với Cách Hay Nhất tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa có tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á trong bài viết này nhé! 1. Chùa Khai Nguyên ở đâu? Các thông tin về chùa Khai Nguyên 1.1. Chùa Khai Nguyên ở đâu? Ở Hà Nội có 2 ngôi chùa tên Khai Nguyên, một là ở thị xã Sơn Tây và một ở quận Tây Hồ. Trong bài viết này, Cách Hay Nhất sẽ đề cập tới chùa Khai Nguyên ở thị xã Sơn Tây. Chùa Khai Nguyên còn có tên gọi khác là chùa Tản Viên, tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Ngôi chùa có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý - nửa đầu thế kỷ XI. Trải qua sự tàn phá của thời gian, chiến tranh, chùa Tản Viên di chuyển rất nhiều vị trí. Hiện nay, chùa Khai Nguyên đã được tôn tạo tại vị trí sơ khai, giữ lại được nhiều nét cổ như ban đầu. Chùa Khai Nguyên thuộc thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội; gần sát với khu di tích lịch sử Đền Măng Sơn. Chùa Tản Viên nằm giữa một vùng quê bình yên. Có hồ nước vuông vắn nằm trong khuôn viên, cây cối xanh tốt, hoa thơm 4 mùa,....mang tới không khí thanh tịnh cho Phật tử, du khách khi tới chùa bái Phật, thăm quan. 1.2. Di chuyển tới chùa Khai Nguyên như thế nào? Chùa Khai Nguyên cách Hà Nội bao nhiêu km? Chùa Khai Nguyên cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 43km. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển theo quốc lộ 32 hoặc cao tốc Láng Hòa Lạc là tới chùa Khai Nguyên. Thời gian di chuyển khoảng hơn 1 tiếng với các phương tiện là xe ô tô, taxi, xe máy. Nếu bạn không có phương tiện cá nhân thì có thể tới chùa Khai Nguyên bằng xe bus, đi tuyến bus số 74. Lộ trình di chuyển của tuyến bus 74 như sau: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Mễ Trì- Đại Lộ Thăng Long - Tòa nhà Trung tâm công nghệ cao Viettel - Quốc Lộ 21B - Phố Tùng Thiện - Viện 105 - Thanh Vị - Xuân Khanh. 1.3. Nên tới chùa Khai Nguyên khi nào? Thời tiết Sơn Tây mát mẻ quanh năm nên bạn có thể tới chùa Khai Nguyên bất kỳ lúc nào. Theo kinh nghiệm của Cách Hay Nhất, nếu như bạn muốn tham gia các lễ hội linh thiêng của chùa thì hãy đi vào dịp đầu năm đặc biệt là vào tháng hai âm lịch. Bên cạnh đó, vào mùa hè (tháng 6, 7) các sư thầy ở chùa còn tổ chức khóa tu với nhiều bài học ý nghĩa. Nếu bạn có thời gian thì hãy ghé thăm chùa vào khoảng thời gian này để được nghe sư thầy giảng đạo nhé! 1.4 Giá vé chùa Khai Nguyên vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ? Hiện tại chùa Khai Nguyên không thu vé tham quan, và du khách cũng không phải mất bất cứ chi phí gì khi vào chùa. Mâm cao cỗ đầy mà tâm không sáng thì Phật cũng không chứng, hãy vào chùa với tâm thanh tịnh, không tham sân si đổi chác. Nếu bạn muốn dâng lễ hãy chuẩn bị lễ chay và thắp nhang, đặt lễ theo sự chỉ dẫn. 2. Lịch sử về chùa Khai Nguyên Sơn Tây Chùa Khai Nguyên có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý, do vị trí địa lý không thuận lợi nên chùa dần dần bị lãng quên, xuống cấp. Đến thời nhà Nguyễn, chùa Khai Nguyên được nhân dân chuyển về miếng đất mới ở trước cửa của đền Trung. Trải qua hai cuộc chiến tranh Pháp, Mỹ ngôi chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1997, bà Vương Thị Nhật đã đứng lên kêu gọi mọi người tu sửa lại dưới sự đồng ý của các cấp chính quyền địa phương. Năm 2008, Đại đức Thích Đạo Thịnh đã được bổ nhiệm về trông nom chùa Khai Nguyên. Sau khi tiếp nhận, ông đã làm đơn xin chuyển chùa về vị trí cũ và được chấp thuận. Chùa Khai Nguyên đã chuyển về vị trí cũ trước cửa đền Trung vào tháng 7/2008. 4. Đến chùa Khai Nguyên khám phá những gì? Khi tới chùa Khai Nguyên bạn đừng quên thăm quan, chiêm bái 2 địa điểm sau: 4.1. Tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á Tượng Phật A Di Đà cao 72 mét, đường kính bệ dưới lên tới 1200m2 được khởi công xây dựng từ năm 2015. Năm 2018, trụ trì chùa Khai Nguyên đã sang thành phố Vancouver Canada để thỉnh một Phật ngọc NePhrite về Việt Nam để làm yểm tâm của đại tượng A Di Đà. Bên trong pho đại tượng Phật gồm 13 tầng, trong đó 12 tầng được bố trí cho khách tham quan thờ Bồ Tát và tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã,... 4.2. Gần 2000 pho tượng trong ban Tam Bảo Chùa Khai Nguyên còn thu hút rất đông du khách bởi hệ thống tượng Phật. Trong ban Tam Bảo có tới 1975 pho tượng lớn nhỏ, tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo. Xem bài viết trên website: https://www.cachhaynhat.com/post/chua-khai-nguyen Thông tin liên hệ Email: cachhaynhat@gmail.com Linkedin.com/in/cachhaynhat Facebook.com/CachHayNhat.Official Twitter.com/CachHayNhat #Chùa_Khai_Nguyên #chuakhainguyen #cachhaynhat #cách_hay_nhất #cachhaynhat.com #cách_làm_hay_nhất #cách_làm_tốt_nhất
Cầu kính Bạch Long Mộc Châu - Chinh phục cây cầu kính dài nhất thế giới
09:16

Cầu kính Bạch Long Mộc Châu - Chinh phục cây cầu kính dài nhất thế giới

Tại cao nguyên Mộc Châu lộng gió, người ta vẫn thường ghé tai nhau câu chuyện về Bạch Long – cây cầu bằng kính dài nhất thế giới. Cầu kính Bạch Long tựa “con rồng trắng” nằm vắt mình qua triền núi, uốn lượn giữa cỏ cây, mây ngàn Tây Bắc, vừa hùng vĩ lại vừa trữ tình, nên thơ. Hành trình chinh phục Cầu Bạch Long là một chuyến đi với vô vàn cung bậc cảm xúc, xứng đáng là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Mộc Châu. Cùng Cách Hay Nhất khám phá cây cầu kính nhiều kỷ lục nhất Việt Nam và bỏ túi cho mình những kinh nghiệm hữu ích khi đến với Mộc Châu. 1. Đôi nét giới thiệu về Cầu kính Bạch Long ​​Cầu kính Bạch Long là cây cầu kính thứ 3 ở Việt Nam, nằm tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu. Với tổng chiều dài lên đến 600 m, đây là cây cầu kính dài nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Cầu Bạch Long thuộc tổ hợp vui chơi – nghỉ dưỡng phức hợp khu du lịch Mộc Châu Island, là điểm đến hấp dẫn trong các chuyến du lịch Tây Bắc. Cây cầu kính nổi tiếng với thiết kế ấn tượng, toạ lạc giữa những vách đá cheo leo và núi rừng bát ngát. Điểm bắt đầu là Ngôi nhà hình Nón, kết thúc là hang Chim Thần, bắt qua vực sâu hơn 100 m và đường đi bộ Glass Skywalk. Mỗi đoạn đường trên cầu sẽ mang đến cho du khách một cung bậc cảm xúc khác nhau, từ lo lắng, hội hộp cho đến vỡ oà trong bất ngờ. 2. Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Cầu kính Bạch Long Những ngày trời quang đãng và có nắng sẽ là thời điểm lý tưởng để bạn tham quan Cầu kính Bạch Long. Không chỉ mang về cho bạn những tấm hình check – in đẹp lung linh, thời tiết đẹp còn là điều kiện thuận lợi để bạn ngắm nhìn trọn vẹn cảnh sắc cao nguyên Mộc Châu. Từ tháng 1 – tháng 2 là mùa hoa đào, hoa mận nở, tháng 3 – tháng 5 hoa ban khoe sắc, trời cũng ấm dần. Mùa đông về cũng là lúc hoa dã quỳ đua nở, sắc vàng bao phủ cả một vùng trời. Bạn có thể ghé thăm nơi đây vào bất kỳ thời gian nào trong năm mà mình muốn. 3. Đến Cầu kính Bạch Long Mộc Châu bằng phương tiện gì? Cầu Bạch Long thuộc quần thể du lịch Mộc Châu Island, cách trung tâm thị trấn Mộc Châu khoảng 10 km. Để đến khu du lịch này, du khách có thể lựa chọn một trong các loại phương tiện dưới đây. Taxi hoặc xe ôm Từ thị trấn Mộc Châu, du khách có thể bắt taxi hoặc xe ôm đến Cầu kính Bạch Long. Các chú tài xế ở đây rất thân thiện và giá cước xe cũng khá phải chăng, tuy nhiên du khách vẫn nên thỏa thuận giá trước khi lên xe. Ô tô, xe máy cá nhân Nếu tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân, du khách có thể chạy theo đường Trần Huy Liệu, đến Ngã 3 Pa Háng thì rẽ trái vào Quốc lộ 43. Đến UBND xã Mường Sang bạn sẽ thấy một ngã 3, rẽ phải rồi đi thẳng bạn sẽ đến được Cầu Bạch Long. Đến nơi, bạn gửi xe tại bãi xe rồi đi bộ vào Ngôi nhà hình Nón. Đây là điểm bắt đầu để lên cầu, bạn mua vé, nhận bọc bảo vệ giày rồi lên cầu theo hướng dẫn của nhân viên. Thời gian mở cửa và giá vé tham quan Cầu kính Bạch Long năm 2023 Cầu Bạch Long sẽ mở cửa cho du khách vào tham quan từ 7h00 – 21h00 (thứ 6, thứ 7 và các ngày lễ), 7h00 – 18h00 (chủ nhật – thứ 5). Giá vé tham quan Cầu kính Bạch Long dành cho khách ngoại tỉnh là 550.000 VND/ người lớn, 350.000 VND/ trẻ cao từ 1 – 1,4 m, miễn phí cho trẻ có chiều cao dưới 1 m. Vào các ngày lễ và cuối tuần, giá vé sẽ tăng thêm 100.000 VND/ khách. Giá vé cho người dân Sơn La và các đối tượng miễn giảm là 400.000 VND/ vé, áp dụng cho mọi thời điểm. 6. Những điều thú vị chỉ có tại Cầu kính Bạch Long Cầu kính Bạch Long là toạ độ mới lạ và hấp dẫn nhất trong chuyến du lịch Mộc Châu. Đến với nơi này, du khách sẽ có dịp trải nghiệm những điều tuyệt vời dưới đây. Khám phá cây cầu bằng kính dài nhất thế giới Bạch Long là cây cầu bằng kính dài nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 600 m, vượt qua cả cây cầu trong khu thắng cảnh Tam Hiệp Hoàng Xuyên ở Trung Quốc. Cây cầu có thiết kế vô cùng độc đáo, một đoạn bắc qua thung lũng và vực sâu. Đoạn đường đi bộ Glass Skywalk chạy dọc theo vách đá nâu trầm, nép mình dưới những tán lá rộng của cây rừng. Phần Glass Skywalk có chiều dài khoảng 342 m, chiều rộng mặt cầu tầm 1,5 m. Kính dùng lát cầu là loại kính siêu cường lực Saint Gobain có xuất xứ từ Pháp, gồm 3 lớp, dày chừng 40 mm. Trông xa xa, những tấm kính trong suốt hệt như mặt gương khổng lồ, soi bóng rừng núi, mây trời Tây Bắc. Bao quanh cây cầu kính là sắc xanh của cỏ cây, sắc vàng của lá và sắc xám những phiến đá, tất cả tạo nên một bức tranh phong cảnh hoàn chỉnh. Kinh nghiệm tham quan Cầu kính Bạch Long – những vấn đề cần lưu ý Thời điểm lý tưởng để tham quan Cầu kính là những ngày trời tạnh ráo, tránh đi vào ngày mưa hoặc có gió to. Du khách nên chú ý an toàn, tránh để trẻ nhỏ leo trèo hoặc với người ra khỏi thành cầu. Xem bài viết trên website: https://www.cachhaynhat.com/post/cau-kinh-bach-long Thông tin liên hệ Email: cachhaynhat@gmail.com Linkedin.com/in/cachhaynhat Facebook.com/CachHayNhat.Official Twitter.com/CachHayNhat #caukinh #Cầu_kính_Bạch_Long #cachhaynhat #cách_hay_nhất #cachhaynhat.com #cách_làm_hay_nhất #cách_làm_tốt_nhất
VinWonders Phú Quốc ở đâu? Review cực chi tiết vui chơi từ A-Z - Cách Hay Nhất
30:48

VinWonders Phú Quốc ở đâu? Review cực chi tiết vui chơi từ A-Z - Cách Hay Nhất

Bạn đang lên kế hoạch du lịch Phú Quốc và đưa VinWonders vào danh sách phải đi của mình nhưng chưa biết VinWonders Phú Quốc ở đâu, làm sao để di chuyển đến đây? Hãy tham khảo ngay bài viết này nhé! VinWonders Phú Quốc là công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam, hàng đầu châu Á và là khu vui chơi nhất định phải đi khi đến đảo ngọc. Vậy VinWonders Phú Quốc ở đâu? Có gì thú vị ở "tọa độ" hot hit này? 1. VinWonders Phú Quốc ở đâu? Địa chỉ VinWonders Phú Quốc 2. Di chuyển đến VinWonders Phú Quốc bằng phương tiện gì? 3. Hướng dẫn đường đi đến VinWonders Phú Quốc 3.1. Đường đi VinWonders Phú Quốc từ sân bay 3.2. Đường đi VinWonders Phú Quốc từ thị trấn Dương Đông 4. Chơi gì tại VinWonders Phú Quốc 4.1. Đại lộ châu Âu 4.2. Thế giới lốc xoáy 4.3. Khu làng bí mật 4.4. Thế giới diệu kỳ 4.5. Thế giới phiêu lưu 4.6. Cung điện Hải Vương 5. Giờ hoạt động & Giá vé VinWonders Phú Quốc 2022 6. Ưu đãi vé VinWonders Phú Quốc và các combo Phú Quốc hấp dẫn nhất 1. VinWonders Phú Quốc ở đâu? Địa chỉ VinWonders Phú Quốc Địa chỉ VinWonders Phú Quốc: nằm trong siêu tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí Phú Quốc United Center, tọa lạc tại Bãi Dài, Gành Dầu, phía Bắc thành phố đảo Phú Quốc. 2. Di chuyển đến VinWonders Phú Quốc bằng phương tiện gì? Bên cạnh câu hỏi VinWonders Phú Quốc ở đâu thì làm sao để di chuyển đến VinWonders Phú Quốc cũng là điều mà rất nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là với những ai lần đầu đến với đảo ngọc. Hiện tại, có rất nhiều cách để di chuyển đến VinWonders Phú Quốc, bạn có thể tham khảo một số cách sau: Sử dụng dịch vụ đặt xe tại Vinpearl Phú Quốc: Nếu bạn lưu trú tại Vinpearl Phú Quốc thì có thể sử dụng dịch vụ đặt xe của khu nghỉ dưỡng. Xe sẽ chở bạn và gia đình đến VinWonders Phú Quốc và các điểm tham quan khác nằm trong khu vực. Cách di chuyển này sẽ rất tiện nếu gia đình bạn đi đông người và không muốn mất nhiều thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, hãy liên hệ trước với lễ tân để có thể đặt được xe nhé. Đi taxi: Taxi cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc bởi nó sẽ giúp bạn chủ động được lịch trình và không mất quá nhiều thời gian chờ đợi như đi xe bus, đặc biệt còn có không gian riêng cho cả gia đình. Tuy nhiên chi phí để đi taxi đến các điểm tham quan khá cao nên sẽ hợp lý hơn nếu đi theo đoàn đông người. Thuê xe máy tự lái: Đây là cách mà hầu hết các bạn trẻ lựa chọn khi muốn tự do khám phá Phú Quốc bởi vừa chủ động thời gian, lịch trình lại tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, địa chỉ VinWonders chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 20km nên việc di chuyển bằng xe máy cũng rất dễ dàng. 3.1. Đường đi VinWonders Phú Quốc từ sân bay VinWonders Phú Quốc nằm cách sân bay khoảng 38km nên nếu bạn đến Phú Quốc bằng máy bay có thể di chuyển đến VinWonders bằng taxi hoặc thuê xe đưa đón riêng. Bắt đầu tại sân bay Phú Quốc, bạn đi theo hướng bên trái ra đường Trần Hưng Đạo, di chuyến đến ngã 5 giao với đường 30/4 (cổng chợ đêm) thì rẽ phải vào đường 30/4. Đến ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao với đường Hùng Vương, rẽ trái rồi tiếp tục di chuyển tới tuyến đường Dương Đông, Cửa Cạn, Gành Dầu là đến VinWonders Phú Quốc. 3.2. Đường đi VinWonders Phú Quốc từ thị trấn Dương Đông Nếu bạn nghỉ tại thị trấn Dương Đông thì có thể di chuyển đến VinWonders Phú Quốc bằng taxi hoặc thuê xe máy, ô tô tự lái. Với hình thức thuê xe tự lái, bạn có thể di chuyển theo tuyến đường từ ngã 5 cổng chợ đêm, đi vào đường 30/4 hướng đi Hà Ninh. Đến ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao với đường Hùng Vương thì rẽ trái rồi chạy thẳng theo tuyến đường Dương Đông, Cửa Cạn, Gành Dầu là đến VinWonders Phú Quốc. 4. Chơi gì tại VinWonders Phú Quốc VinWonders Phú Quốc với 6 phân khu gồm 12 chủ đề được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách nhất tại Phú Quốc với rất nhiều trò chơi đa dạng từ cảm giác mạnh đến khám phá nhẹ nhàng, thích hợp với nhiều đối tượng du khách. 4.1. Đại lộ châu Âu Ngay khi bước vào cửa, bạn sẽ đi qua khu đại lộ châu Âu mang đậm kiến trúc và màu sắc của thời trung cổ với hàng chục cửa hàng đông đúc, nhộn nhịp. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các lễ hội, màn diễu hành đến từ những diễn viên trong trang phục hóa trang lộng lẫy. 4.2. Thế giới lốc xoáy Xem bài viết trên website: https://www.cachhaynhat.com/post/vinwonders-phu-quoc #vinwondersphuquoc #VinWonders Thông tin liên hệ Email: cachhaynhat@gmail.com Linkedin.com/in/cachhaynhat Facebook.com/CachHayNhat.Official Twitter.com/CachHayNhat #cachhaynhat #cách_hay_nhất #cachhaynhat.com #cách_làm_hay_nhất #cách_làm_tốt_nhất
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu - Các mẫu backdrop tết trung thu đẹp.
16:37

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu - Các mẫu backdrop tết trung thu đẹp.

Tết trung thu - Theo Âm lịch, ngày 15/8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng để người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết vui chơi của trẻ nhỏ. CachHaynhat chia sẻ chi tiết về ngày Tết Trung thu. Nguồn gốc ngày Tết Trung thu Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8. Tết Trung thu còn gọi là Tết Thiếu nhi, Tết Trẻ con, Tết trông trăng, Tết hoa đăng. Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu. Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả... Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố hoặc TTTM lớn đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu Ý nghĩa ngày Tết Trung thu Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ... Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. Tết trung thu tại Việt Nam Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, "dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi..." Đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,... Xem bài viết trên website: https://www.cachhaynhat.com/post/nguon-goc-y-nghia-ngay-tet-trung-thu Thông tin liên hệ Email: cachhaynhat@gmail.com Linkedin.com/in/cachhaynhat Facebook.com/CachHayNhat.Official Twitter.com/CachHayNhat #cachhaynhat #cách_hay_nhất #cachhaynhat.com #cách_làm_hay_nhất #cách_làm_tốt_nhất
banner web cach hay nhat 300x600
banner web cach hay nhat 300x600
banner web cach hay nhat 300x600
banner-web 980x260