top of page

Chùa Khai Nguyên - Chùa có tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây là nơi “kim cổ giao hòa”, thu hút rất đông du khách tới lễ bái, thăm quan hàng năm. Nơi đây còn có bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á.


Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa nổi tiếng ở xứ Đoài và là điểm nhấn của du lịch Sơn Tây khi liên kết với các điểm đến lân cận. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km nên việc di chuyển đến chùa Khai Nguyên không quá khó khăn. Hãy cùng với Cách Hay Nhất tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa có tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á trong bài viết này nhé!

Chùa Khai Nguyên


Chùa Khai Nguyên

1. Chùa Khai Nguyên ở đâu? Các thông tin về chùa Khai Nguyên

1.1. Chùa Khai Nguyên ở đâu?

Ở Hà Nội có 2 ngôi chùa tên Khai Nguyên, một là ở thị xã Sơn Tây và một ở quận Tây Hồ. Trong bài viết này, Cách Hay Nhất sẽ đề cập tới chùa Khai Nguyên ở thị xã Sơn Tây.


Chùa Khai Nguyên còn có tên gọi khác là chùa Tản Viên, tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Ngôi chùa có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý - nửa đầu thế kỷ XI. Trải qua sự tàn phá của thời gian, chiến tranh, chùa Tản Viên di chuyển rất nhiều vị trí. Hiện nay, chùa Khai Nguyên đã được tôn tạo tại vị trí sơ khai, giữ lại được nhiều nét cổ như ban đầu. Chùa Khai Nguyên thuộc thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội; gần sát với khu di tích lịch sử Đền Măng Sơn.

Chùa Tản Viên nằm giữa một vùng quê bình yên. Có hồ nước vuông vắn nằm trong khuôn viên, cây cối xanh tốt, hoa thơm 4 mùa,....mang tới không khí thanh tịnh cho Phật tử, du khách khi tới chùa bái Phật, thăm quan.


1.2. Di chuyển tới chùa Khai Nguyên như thế nào?

Chùa Khai Nguyên cách Hà Nội bao nhiêu km? Chùa Khai Nguyên cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 43km. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển theo quốc lộ 32 hoặc cao tốc Láng Hòa Lạc là tới chùa Khai Nguyên. Thời gian di chuyển khoảng hơn 1 tiếng với các phương tiện là xe ô tô, taxi, xe máy.


Nếu bạn không có phương tiện cá nhân thì có thể tới chùa Khai Nguyên bằng xe bus, đi tuyến bus số 74. Lộ trình di chuyển của tuyến bus 74 như sau: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Mễ Trì- Đại Lộ Thăng Long - Tòa nhà Trung tâm công nghệ cao Viettel - Quốc Lộ 21B - Phố Tùng Thiện - Viện 105 - Thanh Vị - Xuân Khanh.


1.3. Nên tới chùa Khai Nguyên khi nào?

Thời tiết Sơn Tây mát mẻ quanh năm nên bạn có thể tới chùa Khai Nguyên bất kỳ lúc nào. Theo kinh nghiệm của Cách Hay Nhất, nếu như bạn muốn tham gia các lễ hội linh thiêng của chùa thì hãy đi vào dịp đầu năm đặc biệt là vào tháng hai âm lịch. Bên cạnh đó, vào mùa hè (tháng 6, 7) các sư thầy ở chùa còn tổ chức khóa tu với nhiều bài học ý nghĩa. Nếu bạn có thời gian thì hãy ghé thăm chùa vào khoảng thời gian này để được nghe sư thầy giảng đạo nhé!


1.4 Giá vé chùa Khai Nguyên vào cửa, tham quan bao nhiêu tiền ?

Hiện tại chùa Khai Nguyên không thu vé tham quan, và du khách cũng không phải mất bất cứ chi phí gì khi vào chùa. Mâm cao cỗ đầy mà tâm không sáng thì Phật cũng không chứng, hãy vào chùa với tâm thanh tịnh, không tham sân si đổi chác. Nếu bạn muốn dâng lễ hãy chuẩn bị lễ chay và thắp nhang, đặt lễ theo sự chỉ dẫn.


2. Lịch sử về chùa Khai Nguyên Sơn Tây

Chùa Khai Nguyên có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý, do vị trí địa lý không thuận lợi nên chùa dần dần bị lãng quên, xuống cấp. Đến thời nhà Nguyễn, chùa Khai Nguyên được nhân dân chuyển về miếng đất mới ở trước cửa của đền Trung.


Trải qua hai cuộc chiến tranh Pháp, Mỹ ngôi chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1997, bà Vương Thị Nhật đã đứng lên kêu gọi mọi người tu sửa lại dưới sự đồng ý của các cấp chính quyền địa phương.

Năm 2008, Đại đức Thích Đạo Thịnh đã được bổ nhiệm về trông nom chùa Khai Nguyên. Sau khi tiếp nhận, ông đã làm đơn xin chuyển chùa về vị trí cũ và được chấp thuận. Chùa Khai Nguyên đã chuyển về vị trí cũ trước cửa đền Trung vào tháng 7/2008.


3. Kiến trúc của Tản Viên Sơn Quốc Tự

Tản Viên Sơn Quốc Tự có kiến trúc vô cùng đặc biệt, cổ kim kết hợp giao hòa. Chùa vừa mang vẻ đẹp của những kiến trúc cổ hòa quyện cùng với những đường nét hiện đại, thu hút rất đông du khách tới đây. So với các ngôi chùa như Yên Tử, Ngọc Hoàng thì chùa Khai Quang có diện tích nhỏ hơn nhưng nếu so sánh về kiến trúc thì không hề kém cạnh. Sự kết hợp giữa kim và cổ mang đến sự độc đáo, đặc sắc riêng cho ngôi chùa linh thiêng này.


Chùa Khai Nguyên có tổng diện tích khoảng 5000m2, bao gồm tháp Trống, tháp Chuông, động Quan Âm, chính điện, suối Quan Âm và nội viện.

Chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên

Khu vực chính điện đặt ba pho tượng uy nghi, tráng lệ; tương truyền đây là ba vị thần Thánh Tản Sơn. Bên tả của chính điện là dãy nhà khách có diện tích khoảng 400m2, thiết kế hai tầng lạ mắt. Bên hữu là dãy Tăng Độ rộng khoảng 250m2, xây dựng theo kiến trúc một tầng mái ngói.

Đối diện với chính điện là Động Quan Âm, là nơi có sự tích Phật Bà giảng đạo cho Thánh Tản Sơn. Phía sau chính điện là biển non bộ có 1-0-2 ở Việt Nam với hình “thần Kim Quy hai đầu bái Phật cầu kinh”.


Kiến trúc của Tản Viên Sơn Quốc Tự
Kiến trúc của Tản Viên Sơn Quốc Tự

Đi sâu vào phía trong là giếng cổ có tên gọi là Giếng Rồng. Theo điển tích về Giếng Rồng thì nhân dân trong vùng gặp phải một trận hạn kéo dài, gây hậu quả nặng nề nên sư trụ trì đã thắp hương cầu khấn thần linh. Đêm đó, nhà sư được thần báo mộng về vị trí đào giếng. Theo như lời báo mộng, khi đào được 3 mét, mạch nước trong xanh tuôn trào và giếng Rồng không bao giờ cạn nước. Kể từ đó, khi tới chùa Khai Quang, du khách đều thắp nhang xin nước về để cầu may.


Đi qua giếng Rồng là suối Quan Âm, chảy từ đỉnh núi Mẹ và một phần từ sườn núi Chàng Rể. Dòng suối này có ý nghĩa riêng, gợi nhớ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.


Khu vực cuối cùng là Nội Viện, có quy mô 6ha, được quy hoạch mang tầm cỡ quốc gia với mục đích chính là nơi tổ chức các khóa tu tại chùa Khai Nguyên.


4. Đến chùa Khai Nguyên khám phá những gì?

Khi tới chùa Khai Nguyên bạn đừng quên thăm quan, chiêm bái 2 địa điểm sau:

4.1. Tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

Tượng Phật A Di Đà cao 72 mét, đường kính bệ dưới lên tới 1200m2 được khởi công xây dựng từ năm 2015. Năm 2018, trụ trì chùa Khai Nguyên đã sang thành phố Vancouver Canada để thỉnh một Phật ngọc NePhrite về Việt Nam để làm yểm tâm của đại tượng A Di Đà.


Bên trong pho đại tượng Phật gồm 13 tầng, trong đó 12 tầng được bố trí cho khách tham quan thờ Bồ Tát và tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, quỷ ngã,...



4.2. Gần 2000 pho tượng trong ban Tam Bảo

Chùa Khai Nguyên còn thu hút rất đông du khách bởi hệ thống tượng Phật. Trong ban Tam Bảo có tới 1975 pho tượng lớn nhỏ, tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo.


Ngoài ra, chùa Khai Nguyên còn lưu giữ một số di vật có giá trị như hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (năm 1759) và Gia Long thứ 14 (năm 1815); 1 quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22 (năm 1870). Đây là nguồn sử liệu quý có giá trị văn hóa - lịch sử của Tản Viên Sơn Quốc Tự.


5. Các hoạt động của chùa Khai Nguyên

5.1. Khóa tu mùa hè

Hàng năm, chùa Khai Nguyên đều tổ chức các khóa tu mùa hè với sự tham gia của các tăng ni, phật tử, học sinh, sinh viên. Đây không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi gắn kết bạn bè, tình yêu thương giữa con người với con người. Các khóa tu mùa hè thường kéo dài khoảng 1 tháng, có 2 đợt trong tháng 6 và tháng 7.


Bên cạnh đó, chùa Khai Nguyên còn tổ chức thông bạch cho những người tín ngưỡng đạo Phật. Nhờ đó, hàng nghìn khóa sinh đã nhận thức được rõ hơn về sự hướng thiện, thay đổi theo hướng tích cực, lễ phép và biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.

Chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên

5.2. Hoạt động chia sẻ pháp thoại

Thay vì tổ chức tiệc tùng dã ngoại ở các khu sinh thái nhiều gia đình đã đến chùa để thưởng thức cơm chay, làm việc công đức, tìm hiểu về Phật pháp. Các chuyến thăm, vãn cảnh chùa luôn mang tới sự bình an trong tâm hồn, sự an lạc trong cuộc sống.

5.3. Chữa bệnh

Chùa Khai Nguyên còn được biết đến với những bài thuốc nam bí truyền chữa được nhiều bệnh như bệnh về gan, mật, da,....Tiếng lành đồn xa, rất nhiều người đã về đây để xin bài thuốc bí truyền này.


Chùa Khai Nguyên mở cửa từ 7 giờ đến 20 giờ tất cả các ngày trong tuần nên bạn có thể ghé chùa bất kỳ lúc nào. Khi tới chùa dù là vãn cảnh thì hãy ăn mặc lịch sự, tuân theo các quy định của nhà chùa.


Xem thêm

172 lượt xem2 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page